NHỮNG ĐIỀU CẦN BIẾT VỀ NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Bạn đang tìm hiểu về ngành công nghệ thông tin để chuẩn bị thi thố và tham gia ngành này?
Nếu vậy thì đây là bài viết thực tế nhất bạn nên đọc để có cái nhìn đúng đắn nhất về ngành công nghệ thông tin Việt Nam hiện nay, những điều lẽ ra bạn nên biết sớm hơn.
Những điều cần biết về ngành Công nghệ thông tin
Nếu bạn học công nghệ thông tin thì tương lai bạn có thể là những người trong ngành này.
Vậy, để nhìn xem tương lai bạn là ai? Bạn làm việc với những ai? thì chúng ta hãy cùng đi vào phần đầu tiên.
1. NGƯỜI TRONG "NGÀNH" CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
1.1. Tỷ lệ giới tính trong ngành công nghệ thông tin
Tỷ lệ giới tính trong ngành công nghệ thông tin
Như bạn thấy, tỷ lệ Nam - Nữ trong ngành công nghệ thông tin rất chênh lệch. Điều này cũng một phần là do công nghệ thông tin là ngành kỹ thuật cao.
Nhưng điều đó không có nghĩa là nữ học công nghệ thông tin kém.
Thực tế, những bạn nữ có thể tham gia đều là những "Cực phẩm" vì thế đừng coi thường con số 11% này. Họ đều là những người xuất chúng nhất đó.
1.2. Bằng cấp cao nhất trong ngành công nghệ thông tin
Bằng cấp cao nhất trong ngành công nghệ thông tin
Tại Việt Nam, 75% người làm trong ngành công nghệ thông tin là có bằng đại học.
Nhưng, hãy chú ý vào con số 3% chỉ tốt nghiệp THPT, điều này có nghĩa là cho dù bạn không có bằng đại học nào cả, bạn vẫn có thể làm công nghệ thông tin, làm lập trình bình thường.
Dĩ nhiên là bạn vẫn phải học, tự học hoặc học chương trình đào tạo phi chính quy nào đó.
Còn ở trên thế giới, theo (diễn đàn lập trình viên lớn nhất thế giới): Có khoảng 25% lập trình viên không có bằng cấp.
Tình trạng bằng cấp của các lập trình viên trên thế giới
Trên thế giới thì hệ thống giáo dục của họ cởi mở hơn, họ quan tâm đến việc bạn có thể làm được gì hơn là bằng cấp bạn sở hữu.
Bằng cấp cũng ít có tính quyết định ở các công ty công nghệ trẻ. Vì rất nhiều người trẻ hiện nay cũng bị ảnh hưởng (được giáo dục) bởi nền giáo dục quốc tế.
Do đó, cho dù không có bằng cấp, vẫn có rất nhiều cơ hội mở cho bạn nếu bạn có thể làm được việc.
1.3. Người làm công nghệ thông tin có thi chứng chỉ quốc tế gì không?
Số lượng chứng chỉ quốc tế
Đặc điểm ngành công nghệ thông tin là làm việc với rất nhiều đối tác nước ngoài.
Và công nghệ thực tế là mình học là của nước ngoài nên nếu bạn có chứng chỉ quốc tế, chứng chỉ từ nhà phát hành công nghệ thì nó còn có giá trị cao hơn cả bằng cấp bạn lấy được ở Việt Nam.
Thấp nhất cũng phải sở hữu cho mình 1 - 2 chứng chỉ quốc tế, hoặc là nhiều hơn nếu bạn muốn có nhiều cơ hội rộng mở hơn trong ngành công nghệ thông tin.
1.4. Việc làm công nghệ thông tin ở đâu nhiều nhất?
Địa điểm làm việc công nghệ thông tin phổ biến nhất
Tại TP Hồ Chí Minh vẫn là nơi tụ tập nhiều công ty công nghệ nhất với 55% việc làm được tuyển dụng tại đây.
Hà Nội có 29%, tuy nhiên, tại Hà Nội lại là nơi tụ tập trụ sở của các công ty công nghệ hàng đầu như FPT, CMC, VNG, VCCORP, VNPT, Viettel...
1.5. Người trong "ngành" có khả năng ngoại ngữ như thế nào?
Trình độ ngoại ngữ của người trong ngành công nghệ thông tin
Như bạn thấy, có một lượng nhỏ người làm việc trong ngành công nghệ thông tin là không biết tiếng Anh là gì.
Có 23% chỉ biết tiếng Anh căn bản.
Ở đây, căn bản là như thế nào?
Tiếng Anh căn bản trong ngành công nghệ thông tin là có thể đọc, hiểu (và biết sử dụng Google Dịch) tài liệu tiếng Anh.
Điều này hoàn toàn có thể đạt được khi bạn học lập trình khoảng 1 - 2 năm.
Bởi vì học lập trình là sử dụng tiếng Anh, dùng nhiều bạn sẽ quen.
Thêm một chút nỗ lực nữa là đạt yêu cầu.
Nhưng dĩ nhiên, người có tiếng Anh tốt thì cơ hội cao hơn. Làm việc với đối tác nước ngoài dễ hơn.
Ngoài ra, Việt Nam gia công phần mềm cho đối tác Nhật Bản rất nhiều, vậy có một lượng lạp trình viên học thêm tiếng Nhật (Tối thiểu N3) để có thêm cơ hội việc làm lớn hơn.
1.6 Các cấp bậc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin?
Các cấp bậc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin
Đây là các cấp bậc phổ biến trong ngành công nghệ thông tin, bất kỳ ai tham gia ngành này cũng sẽ đi từ thấp đến cao để phát triển sự nghiệp của mình.
- Under-graduate (Chưa tốt nghiệp): Có tỷ lệ 1% người chưa tốt nghiệp đã làm việc và có lương như bình thường. Số lượng này khá thấp vì hầu như đều là những bạn xuất sắc nhất.
- Intern (Thực tập sinh): Hầu hết các bạn đều sẽ bắt đầu từ vị trí thực tập sinh. (Nhiều công ty cũng trả lương cho thực tập sinh rất cao)
- Junior (Mới vô nghề): Số lượng này thường là mới đi làm chính thức 1 đến 2 năm.
- Senior (Lão làng): Đây là các bạn đã làm nghề thành thạo và có nhiều kinh nghiệm thực tế.
- Leader (Trưởng nhóm, trưởng ...): Đây là những bạn có khả năng kỹ thuật cao (thường là Senior / Lập trình viên Fullstack) và có khả năng quản lý, dẫn dắt đội nhóm tốt.
- Manager (Quản lý): Những người này thường là có khả năng quản lý thực sự nổi trội, khả năng kỹ thuật cũng khá cao (nhưng khả năng kỹ thuật không quyết định bạn sẽ làm quản lý) Director (hay còn gọi là Sếp)
Còn một số chức danh tương đương khác nhưng không có ở đây:
- Technical Leader: Người chịu trách nhiệm về công nghệ (thường là cho cả công ty)
- Software Architect: Kiến trúc sư phần mềm. Đây là một trong những chức danh người thuộc hàng cao nhất trong sự nghiệp của một lập trình viên / kỹ sư phần mềm.
2. NHU CẦU TUYỂN DỤNG NGÀNH CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
Để có thể đưa ra lựa chọn sáng suốt cho việc học ngành gì? Bạn nên tìm hiểu kỹ về việc các nhà tuyển dụng họ cần gì?
Từ đó, học để đáp ứng nhu cầu của họ thì cơ hội việc làm của bạn cao hơn rất nhiều.
2.1. Nhu cầu tuyển dụng công nghệ thông tin
Nhu cầu tuyển dụng nhân lực ngành công nghệ thông tin theo vai trò phổ biến
Như bạn thấy trong biểu đồ kết quả khảo sát ở trên, nhu cầu tuyển dụng các nhân viên phát triển phần mềm (hay còn gọi là Lập trình viên) là cao nhất.
Tiếp đó đến nhóm hỗ trợ CNTT. Nhóm này thường là các nhóm hậu cần như Kế toán, Nhân viên hành chính, Nhân viên tuyển dụng, IT support, Mạng ...
Nhóm quản lý dự án / sản phẩm cũng có nhu cầu khá cao. Nhưng vị trí này thường là tuyển những người đã có kinh nghiệm rất cao trong nghề.
Các bạn nữ có thể sẽ quan tâm đến nhóm QA / QC hay còn gọi là nhóm Quản lý chất lượng sản phẩm.
Nhóm này sẽ thực hiện một khâu và hoặc tham gia vào toàn bộ quy trình phát triển phần mềm để nhằm đảm bảo sản phẩm tới tay khách hàng là sản phẩm tốt nhất.
2.2. Mức lương tuyển dụng trung bình trong ngành công nghệ thông tin
Mức lương luôn là niềm tự hào của những người làm trong ngành công nghệ thông tin, như bạn có thể thấy trong biểu đồ dưới đây.
Mức lương trung bình nhân lực ngành công nghệ thông tin theo vai trò phổ biến
Hầu hết các vị trí đều được trả hơn $1000 mỗi tháng, trong đó:
Quản lý dự án / sản phẩm là cao nhất. Vì thường vị trí này là sếp rồi!
Tiếp theo đó, Nhân viên phát triển phần mềm (lập trình viên) là được trả lương cao thứ hai.
Các vị trí khác như làm về Khoa học dữ liệu, Thiết kế UI / UX, Phần cứng / Mạng hay như QA / QC cũng đều có mức lương rất cao so với các ngành khác.
Vị trí nhân viên phát triển phần mềm được trả lương rất cao. Nhưng để cụ thể hơn, chúng ta sẽ đi vào phần tiếp theo.
2.3. Nhu cầu tuyển dụng theo chuyên môn
Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin theo chuyên môn
Nhu cầu tuyển dụng nhân viên phát triển phần mềm chung là cao nhất, tiếp đó là tới mảng ứng dụng di động, ERP (Mảng phần mềm toàn diện cho doanh nghiệp)...
Mảng Lập trình viên Back end, Lập trình viên Full stack và AI (Trí tuệ nhân tạo) chỉ có khoảng 2 - 4%.
Nhưng đợi một chút, hãy xem tiếp sang biểu đồ tiếp theo để hiểu rõ hơn vấn đề này.
Mức lương trung bình ngành công nghệ thông tin theo chuyên môn
Như bạn thấy ở trên, nhóm Back End, Full stack và AI là nhóm được trả lương cao nhất.
Điều này có nghĩa là gì?
Đó chính là 3 nhóm này cần người có trình độ kỹ thuật cao nên đồng nghĩa với việc là khó tuyển và tuyển ít (Vì tuyển 1 người họ làm việc bằng 10 người), ví dụ:
Trong một nhóm phát triển website nhỏ, số lượng nhân sự tham gia có thể có:
- 2 - 3 lập trình viên Back end
- 1 - 2 lập trình viên Front end
- 1 Tester
- 1 Designer
Nhưng kiểu gì cũng cần có (PHẢI CÓ) 1 Lập trình viên Full stack.
Tiếp đến, đây mới là phần quan trọng nhất này.
Các bạn học ngành công nghệ thông tin có thể sẽ được học rất nhiều công nghệ.
Nhưng thực tế khi đi làm, bạn sẽ chỉ làm với một nhóm công nghệ xoay quanh một vài ngôn ngữ chính mà thôi.
Chính vì thế, ai mà chẳng muốn chọn ngôn ngữ nào có số lượng tuyển nhiều nhất và lương cao nhỉ?
2.4. Nhu cầu tuyển dụng công nghệ thông tin theo kỹ năng chuyên môn
Nhu cầu nhân lực ngành công nghệ thông tin theo Kỹ năng, ngôn ngữ
Đối với nhu cầu tuyển dụng theo kỹ năng chuyên môn, hay nói đơn giản là ngôn ngữ lập trình chính thì:
- JAVA - Là ngôn ngữ được các nhà tuyển dụng tìm kiếm nhiều nhất. Bởi đây là ngôn ngữ lập trình được coi là tiêu chuẩn của lập trình viên hiện đại.
- .NET và PHP là có nhu cầu cao thứ 2 và thứ 3.
- JavaScript - là ngôn ngữ được nhiều nhà tuyển dụng tìm kiếm vì hầu như là mặc định phải có trong lập trình web và có thể lập trình cả ứng dụng di động
Mức lương trung bình ngành công nghệ thông tin theo Kỹ năng, ngôn ngữ
Cũng theo đó, lương theo ngôn ngữ, công nghệ của Java, .NET, PHP cũng rất cao, lần lượt là $1.535, $1.470 và $1.421.
Cao nhất trong nhóm công nghệ được khảo sát là Ruby với $1.705
Nhưng nhu cầu tuyển dụng Ruby khá ít vì chỉ có các công ty Nhật Bản mới thích dùng Ruby (Người nhật tại ra Ruby mà).
Thêm nữa vị trí này thường cần có ngoại ngữ tiếng Nhật nên lương cao là đương nhiên.
Android / iOS cũng là công nghệ được trả lương cao bởi vì xu thế phát triển ứng dụng di động đang rất mạnh mẽ.
Dĩ nhiên, nếu lựa chọn ngành công nghệ thông tin là cần phải nỗ lực, chăm chỉ, tỉ mỉ, kiên trì luyện tập để có thể thành công.
Như vậy, trong bài chia sẻ này mình đã chia sẻ cho bạn những điều mà bạn nên biết sớm trước khi quyết định theo học ngành công nghệ thông tin.
Tổng hợp: Lê Nguyễn Phi Long
Nguồn tham khảo:
Chia sẻ |