MỘT SỐ HORMONES TRONG CƠ THỂ
MỘT SỐ HORMONES TRONG CƠ THỂ
Hormone là các chất hóa học phối hợp với các hoạt động của các sinh vật sống và sự phát triển của chúng. Chúng được tiết ra bởi các mô đặc biệt trong cơ thể chúng ta thông qua các tuyến nội tiết. Một số hormone hoạt động nhanh chóng để bắt đầu hoặc dừng một quá trình, một số khác sẽ liên tục hoạt động trong một thời gian dài để thực hiện các chức năng của chúng. Hormone giúp cơ thể tăng trưởng, phát triển, trao đổi chất, chức năng tình dục, sinh sản, vv.
1. Các Hormone của tuyến giáp
Tuyến giáp về cơ bản giải phóng 2 hóc môn Triiodothyronine (T3) và Thyroxine (T4), giúp kiểm soát quá trình trao đổi chất của cơ thể chúng ta. Hơn nữa các hormone này điều chỉnh cân nặng, xác định mức năng lượng, nhiệt độ bên trong cơ thể, da, tóc, v.v.
2. Insulin
Insulin được tuyến tụy, là một cơ quan hình lá nằm trong ổ bụng sau dạ dày tiết ra. Hormon này cho phép cơ thể sử dụng đường từ carbonhydrate trong thức ăn chúng ta ăn vào biến đổi thành năng lượng hoặc trữ để dùng sau này. Insulin giúp giữ lượng đường trong máu không bị tăng quá cao, tức là tăng đường huyết hoặc quá thấp, tức là hạ đường huyết
3. Prolactin
được tuyến yên tiết ra sau khi mẹ sinh em bé để tạo sữa, giúp mẹ có thể cho bé bú. Mức prolactin tăng lên trong thai kỳ, nghĩa là hóc môn này đóng một vai trò quan trọng trong khả năng sinh sản bằng cách ức chế hóc môn kích thích nang trứng () và hormone giải phóng gonadotropin (GnRH).
4. Serotonin
Serotonin là hormone có tác dụng thúc đẩy cảm xúc, hay còn gọi là “chất tạo cảm giác hạnh phúc” tự nhiên. Hóc môn này liên quan đến học tập và trí nhớ, điều hòa giấc ngủ, tiêu hóa, điều hòa tâm trạng, một số chức năng cơ bắp ... Do sự mất cân bằng serotonin trong cơ thể, não không sản xuất đủ hormone để điều chỉnh tâm trạng hoặc mức độ căng thẳng. Mức serotonin thấp gây trầm cảm, đau nửa đầu, tăng cân, mất ngủ, thèm ăn v.v ... Mức serotonin dư thừa trong cơ thể gây kích động, các giai đoạn lú lẫn, buồn ngủ, ...
5. Cortisol
Được sản xuất tại tuyến thượng thận, Cortisol giúp cơ thể khỏe mạnh và tràn đầy năng lượng. Vai trò chính của Cortisol là kiểm soát căng thẳng thể chất và tâm lý. Khi cơ thể rơi vào tình trạng nguy hiểm, cơ thể sẽ tiết ra cortisol để đối phó với tình hình, nó làm tăng nhịp tim, huyết áp, hô hấp... Tuy nhiên, nồng độ cortisol cao liên tục gây loét, tăng huyết áp, rối loạn lo âu, mức cholesterol cao... Tương tự, nồng độ cortisol thấp trong cơ thể gây ra chứng nghiện rượu, các vấn đề do hội chứng mệt mỏi mãn tính,...
6. Adrenaline
Hormone adrenaline được tiết ra tại tủy thượng thận và một số tế bào thần kinh trung ương. Nó còn được gọi là hóc môn khẩn cấp vì tác dụng khởi phát kích thích khiến con người phải suy nghĩ và phản ứng nhanh với căng thẳng. Nó làm tăng tốc độ trao đổi chất, cũng như sự giãn nở của các mạch máu đi đến tim và não. Trong các tình huống căng thẳng, adrenaline nhanh chóng giải phóng vào máu, gửi các xung đến các cơ quan để tạo ra phản ứng cụ thể.
Chia sẻ |